Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
18182

Bài tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em 2023

Ngày 18/05/2023 14:02:00

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ngày càng tăng cao. Đây là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ. Trẻ bị xâm hại tình dục không chỉ bị tổn hại nghiêm trọng về tinh thần, tâm lý, sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tương lai của trẻ sau này. Chính vì vậy, các vị phụ huynh cùng bản thân con trẻ cần có những nhận thức và kỹ năng ứng phó để ngăn chặn tình trạng này.

Biết được nhu cầu này của phụ huynh và trẻ em, Cục Cảnh sát hình sự thuộc Bộ Công an và Tổ chức UNODC (Cơ quan Phòng, chống Ma túy va Tội phạm của Liên hợp quốc) đã biên soạn tài liệu "Lực lượng cảnh sát với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em - Nhận thức và ứng phó", trong đó có những hướng dẫn về kỹ năng phòng chống hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, cụ thể như sau:

1. Kỹ năng nhận diện tội phạm, tự bảo vệ mình

Thứ nhất, trẻ cần nhận biết và tìm cách di chuyển khỏi nơi vắng vẻ, biệt lập khi chỉ có mình và người khác giới. Những nơi này có thể là trong một căn nhà, căn phòng vắng, biệt lập; trong thang máy; ở cánh đồng, nương rẫy, cánh rừng vắng... mà khó có thể kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác.

Thứ hai, trẻ cần có thái độ cương quyết trước hành vi, lời nói sàm sỡ, tán tỉnh, gạ gẫm, cử chỉ đụng chạm. Sau đó nhanh chóng tìm cách thoát khỏi các đối tượng và la hét kêu gọi sự chú ý, giúp đỡ của người khác. 

Thứ ba, tự mình phòng ngừa cũng như nhắc nhở, kêu gọi bạn bè xung quanh cùng phòng ngừa, cảnh giác trước hiện tượng "lòng tốt" của người khác mà chưa rõ nguyên nhân, như là tặng quà, rủ đi ăn, đi chơi, mời lên xe để chở về nhà, chở đến trường...

Thứ tư, trẻ cần biết cách phân biệt cử chỉ thân mật, đúng mực với những cử chỉ sàm sỡ, quấy rối hoặc lợi dụng để xâm hại tình dục.

2. Kỹ năng nhận biết nguy cơ

Nguy cơ từ ánh nhìn: Đối tượng nhìn chằm chằm vào mình, nhìn vào vùng nhạy cảm...

Nguy cơ từ lời nói: Buông lời lả lơi, thăm dò, gạ gẫm, nói về vấn đề tình dục...

Nguy cơ từ sự đụng chạm: Đối tượng có hành động động chạm hoặc tỏ ra vô tình đụng chạm vào các phần nhạy cảm như ngực, đùi, mông, vùng kín...

Nguy cơ từ sự bắt cóc, cưỡng ép: Đưa đến nơi hoang vắng như bãi đất trống, nhà bỏ hoang...

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn nạn xâm hại tình dục tăng cao như hiện nay, cả khách quan lẫn chủ quan, có thể kể đến như sự du nhập của nhiều loại văn hóa phẩm độc hại, những game online, phim ảnh có tính chất bạo lực, khiêu dâm du nhập vào nước ta; sự tha hóa về đạo đức, lối sống của một số bộ phận người lớn; nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa quan tâm, để ý đến giáo dục giới tính và dạy con trẻ cách phòng chống, kháng cự khi gặp hành vi đồi bại của người khác làm với mình; các em còn nhỏ tuổi nên chưa có đủ nhận thức và hiểu biết cũng như hậu quả của hành vi xâm hại tình dục... Do đó, để công tác bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm hại tình dục được hiệu quả, mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần chung tay thực hiện các giải pháp sau:

- Đẩy mạnh các thông tin, truyền thông về xâm hại tình dục trẻ em để trẻ em và các bậc phụ huynh nâng cao tinh thần cảnh giác với hành vi này

- Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi hành vi xâm hại tình dục cho trẻ em; trang bị cho trẻ cách thức phòng vệ trước những đối tượng có ý định thực hiện hành vi đồi bại

- Gia đình, nhà trường quan tâm, chăm sóc và lắng nghe con trẻ để sớm phát hiện các hành vi không chuẩn mực của những người xung quanh, từ đó có biện pháp bảo vệ con trẻ khỏi những đối tượng khả nghi.

                                                                   Sưu tầm nguồn Internet

 

  

Bài tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em 2023

Đăng lúc: 18/05/2023 14:02:00 (GMT+7)

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ngày càng tăng cao. Đây là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ. Trẻ bị xâm hại tình dục không chỉ bị tổn hại nghiêm trọng về tinh thần, tâm lý, sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tương lai của trẻ sau này. Chính vì vậy, các vị phụ huynh cùng bản thân con trẻ cần có những nhận thức và kỹ năng ứng phó để ngăn chặn tình trạng này.

Biết được nhu cầu này của phụ huynh và trẻ em, Cục Cảnh sát hình sự thuộc Bộ Công an và Tổ chức UNODC (Cơ quan Phòng, chống Ma túy va Tội phạm của Liên hợp quốc) đã biên soạn tài liệu "Lực lượng cảnh sát với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em - Nhận thức và ứng phó", trong đó có những hướng dẫn về kỹ năng phòng chống hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, cụ thể như sau:

1. Kỹ năng nhận diện tội phạm, tự bảo vệ mình

Thứ nhất, trẻ cần nhận biết và tìm cách di chuyển khỏi nơi vắng vẻ, biệt lập khi chỉ có mình và người khác giới. Những nơi này có thể là trong một căn nhà, căn phòng vắng, biệt lập; trong thang máy; ở cánh đồng, nương rẫy, cánh rừng vắng... mà khó có thể kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác.

Thứ hai, trẻ cần có thái độ cương quyết trước hành vi, lời nói sàm sỡ, tán tỉnh, gạ gẫm, cử chỉ đụng chạm. Sau đó nhanh chóng tìm cách thoát khỏi các đối tượng và la hét kêu gọi sự chú ý, giúp đỡ của người khác. 

Thứ ba, tự mình phòng ngừa cũng như nhắc nhở, kêu gọi bạn bè xung quanh cùng phòng ngừa, cảnh giác trước hiện tượng "lòng tốt" của người khác mà chưa rõ nguyên nhân, như là tặng quà, rủ đi ăn, đi chơi, mời lên xe để chở về nhà, chở đến trường...

Thứ tư, trẻ cần biết cách phân biệt cử chỉ thân mật, đúng mực với những cử chỉ sàm sỡ, quấy rối hoặc lợi dụng để xâm hại tình dục.

2. Kỹ năng nhận biết nguy cơ

Nguy cơ từ ánh nhìn: Đối tượng nhìn chằm chằm vào mình, nhìn vào vùng nhạy cảm...

Nguy cơ từ lời nói: Buông lời lả lơi, thăm dò, gạ gẫm, nói về vấn đề tình dục...

Nguy cơ từ sự đụng chạm: Đối tượng có hành động động chạm hoặc tỏ ra vô tình đụng chạm vào các phần nhạy cảm như ngực, đùi, mông, vùng kín...

Nguy cơ từ sự bắt cóc, cưỡng ép: Đưa đến nơi hoang vắng như bãi đất trống, nhà bỏ hoang...

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn nạn xâm hại tình dục tăng cao như hiện nay, cả khách quan lẫn chủ quan, có thể kể đến như sự du nhập của nhiều loại văn hóa phẩm độc hại, những game online, phim ảnh có tính chất bạo lực, khiêu dâm du nhập vào nước ta; sự tha hóa về đạo đức, lối sống của một số bộ phận người lớn; nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa quan tâm, để ý đến giáo dục giới tính và dạy con trẻ cách phòng chống, kháng cự khi gặp hành vi đồi bại của người khác làm với mình; các em còn nhỏ tuổi nên chưa có đủ nhận thức và hiểu biết cũng như hậu quả của hành vi xâm hại tình dục... Do đó, để công tác bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm hại tình dục được hiệu quả, mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần chung tay thực hiện các giải pháp sau:

- Đẩy mạnh các thông tin, truyền thông về xâm hại tình dục trẻ em để trẻ em và các bậc phụ huynh nâng cao tinh thần cảnh giác với hành vi này

- Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi hành vi xâm hại tình dục cho trẻ em; trang bị cho trẻ cách thức phòng vệ trước những đối tượng có ý định thực hiện hành vi đồi bại

- Gia đình, nhà trường quan tâm, chăm sóc và lắng nghe con trẻ để sớm phát hiện các hành vi không chuẩn mực của những người xung quanh, từ đó có biện pháp bảo vệ con trẻ khỏi những đối tượng khả nghi.

                                                                   Sưu tầm nguồn Internet

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC