Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
18182

Hội Nông Dân xã Định Liên Hướng dẫn Các bước kỹ thuật tự làm men vi sinh hỗn hợp

Ngày 12/12/2023 16:46:29

Hướng dẫn Các bước kỹ thuật tự làm men vi sinh hỗn hợp

         Men vi sinh hỗn hợp có thể được rắc trực tiếp vào hố xử lý rác thải hữu cơ để phân hủy rác thành phân bón hữu cơ; hoặc rắc trực tiếp vào chuồng chăn nuôi (chuống gà, chuồng nuôi dê, thỏ, chim…) 1 tuần/ lần hoặc phối trộn với đất trồng theo tỷ lệ 1:1 để rắc trực tiếp vào chuồng trại, giúp loại bỏ mùi hôi trong chăn nuôi.

         Hội Nông dân xã Định Liên tóm tắt các bước tự làm men vi sinh như sau:

Bước 1: Bẫy vi sinh vật tạo nguồn men vi sinh vật lỏng

Lá cây khô và lá cây tươi sạch của nhiều loại cây, vỏ quả và gỗ mục được thu gom lại sử dụng để lấy nguồn vi sinh vật bản địa. 1 cốc sữa chua hoặc nước 1 bát nước vo gạo để qua đêm được cho vào thùng lên men 20 lít. Đổ nước để giải phóng các vi sinh vật trên bề mặt của lá cây tươi, lá cây khô, gỗ mục và trong sữa chua tan trong nước. Sử dụng 1-2% (200-400 ml) mật rỉ đường hoặc 150-200 g đường cho vào thùng lên men để cung cấp năng lượng cho các vi sinh vật hoạt động trong quá trình lên men. Đậy nắp thùng và để quá trình lên men diễn ra trong vòng 3 ngày (mùa hè, thời tiết nắng nóng) và 5 ngày (mùa đông, thời tiết lạnh). Sau 3- 5 ngày dung dịch lên men có mùi chua, thơm chứa hỗn hợp các vi sinh vật có lợi và được tách riêng phần nước ra để sử dụng làm nguồn men vi sinh cho các bước tiếp theo.

Bước 2: làm men vi sinh vật dạng rắn

        Men vi sinh dạng lỏng được phối trộn với cám gạo để tạo men vi sinh dạng rắn. Sử dụng tay để xoa đều, đánh tan các cục cám vón do tiếp xúc với nước men. Điều chỉnh độ ẩm của cám về 40-60% bằng cách dùng tay bóp nắm cám sau khi trộng men, nếu nước rỉ ra hỏi tay sau khi bóp mạnh thì cám trộn men hơi ướt, cần phải thêm cám. Nếu sau khi bóp cám bở ra trên tay thì cám trộn men quá khô, cần phải thêm men nước vào. Sau khi bóp, không thấy rỉ nước qua kẽ tay và nắm cám trộn men không bị vữa ra là đạt độ ẩm thích hợp (40-60%).

      Cho cám đã trộn men vào từng bì 10-15 kg/ bì. Buộc chặt miệng bì lại, đặt nới thoáng mát. Sau hai ngày, cám trộn men bắt đầu lên men, nhiệt độ tăng dần, tiến hành đảo trộn cám trong bì bằng cách sử dụng một tay cầm miệng bì, một tay cầm đế bì sắc khoảng 2-3 lần. Đảo trộn đều 2 ngày một lần. Sau khi đảo trộn buộc lại miệng bì và để vào nơi thoáng mát để quá trình lên men tiếp tục diễn ra. Quá trình lên men kết thúc sau 7-10 ngày, mở bì kiểm tra thấy một lớp phấn trắng phủ bề mặt cám lên men, cám có mùi thơm lên men, khô, xốp là được. Hong cám len men ngoài bóng mát, tránh ánh nắng, sau đó bảo quản trong túi nilon ở điều kiện thoáng mát trong 2-3 tháng để sử dụng.

Bước 3: Sử dụng men vi sinh hốn hợp 01 xử lý rác thải hữu cơ và mùi hôi chuồng trại

          Men vi sinh hỗn hợp 01 được sử dụng để xử lý rác thải hưu cơ nhà bếp, từ hoạt động trồng trọt của nông hộ thành phân bón hữu cơ, đồng thời được sử dụng để xử lý mùi hôi chuồng trại trong chăn nuôi nông hộ.

          Sử dụng 1-2 kg men vi sinh để xử lý 1 tấn rác thải hữu cơ hoặc phân chuồng trại thành phân bón hữu cơ. Rác thải hữu cơ được trải từng lớp, tưới nước cho ẩm, rắc đều men vi sinh lên từng lớp rác thải hữu cơ. Sử dụng bạt để đậy đống ủ. Tiến hành đảo trộn đống ủ 2 tuần/ lần, đậy bạt lại sau khi đảo trộn để tránh mất ẩm đống ủ. Quá trình ủ diễn ra trong khoảng 2-3 tháng sẽ tạo ra phân hữu cơ sinh học có thể sử dụng tốt cho cây

 trồng.

 

 

 Thực Hiện: Thu Hằng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Hội Nông Dân xã Định Liên Hướng dẫn Các bước kỹ thuật tự làm men vi sinh hỗn hợp

Đăng lúc: 12/12/2023 16:46:29 (GMT+7)

Hướng dẫn Các bước kỹ thuật tự làm men vi sinh hỗn hợp

         Men vi sinh hỗn hợp có thể được rắc trực tiếp vào hố xử lý rác thải hữu cơ để phân hủy rác thành phân bón hữu cơ; hoặc rắc trực tiếp vào chuồng chăn nuôi (chuống gà, chuồng nuôi dê, thỏ, chim…) 1 tuần/ lần hoặc phối trộn với đất trồng theo tỷ lệ 1:1 để rắc trực tiếp vào chuồng trại, giúp loại bỏ mùi hôi trong chăn nuôi.

         Hội Nông dân xã Định Liên tóm tắt các bước tự làm men vi sinh như sau:

Bước 1: Bẫy vi sinh vật tạo nguồn men vi sinh vật lỏng

Lá cây khô và lá cây tươi sạch của nhiều loại cây, vỏ quả và gỗ mục được thu gom lại sử dụng để lấy nguồn vi sinh vật bản địa. 1 cốc sữa chua hoặc nước 1 bát nước vo gạo để qua đêm được cho vào thùng lên men 20 lít. Đổ nước để giải phóng các vi sinh vật trên bề mặt của lá cây tươi, lá cây khô, gỗ mục và trong sữa chua tan trong nước. Sử dụng 1-2% (200-400 ml) mật rỉ đường hoặc 150-200 g đường cho vào thùng lên men để cung cấp năng lượng cho các vi sinh vật hoạt động trong quá trình lên men. Đậy nắp thùng và để quá trình lên men diễn ra trong vòng 3 ngày (mùa hè, thời tiết nắng nóng) và 5 ngày (mùa đông, thời tiết lạnh). Sau 3- 5 ngày dung dịch lên men có mùi chua, thơm chứa hỗn hợp các vi sinh vật có lợi và được tách riêng phần nước ra để sử dụng làm nguồn men vi sinh cho các bước tiếp theo.

Bước 2: làm men vi sinh vật dạng rắn

        Men vi sinh dạng lỏng được phối trộn với cám gạo để tạo men vi sinh dạng rắn. Sử dụng tay để xoa đều, đánh tan các cục cám vón do tiếp xúc với nước men. Điều chỉnh độ ẩm của cám về 40-60% bằng cách dùng tay bóp nắm cám sau khi trộng men, nếu nước rỉ ra hỏi tay sau khi bóp mạnh thì cám trộn men hơi ướt, cần phải thêm cám. Nếu sau khi bóp cám bở ra trên tay thì cám trộn men quá khô, cần phải thêm men nước vào. Sau khi bóp, không thấy rỉ nước qua kẽ tay và nắm cám trộn men không bị vữa ra là đạt độ ẩm thích hợp (40-60%).

      Cho cám đã trộn men vào từng bì 10-15 kg/ bì. Buộc chặt miệng bì lại, đặt nới thoáng mát. Sau hai ngày, cám trộn men bắt đầu lên men, nhiệt độ tăng dần, tiến hành đảo trộn cám trong bì bằng cách sử dụng một tay cầm miệng bì, một tay cầm đế bì sắc khoảng 2-3 lần. Đảo trộn đều 2 ngày một lần. Sau khi đảo trộn buộc lại miệng bì và để vào nơi thoáng mát để quá trình lên men tiếp tục diễn ra. Quá trình lên men kết thúc sau 7-10 ngày, mở bì kiểm tra thấy một lớp phấn trắng phủ bề mặt cám lên men, cám có mùi thơm lên men, khô, xốp là được. Hong cám len men ngoài bóng mát, tránh ánh nắng, sau đó bảo quản trong túi nilon ở điều kiện thoáng mát trong 2-3 tháng để sử dụng.

Bước 3: Sử dụng men vi sinh hốn hợp 01 xử lý rác thải hữu cơ và mùi hôi chuồng trại

          Men vi sinh hỗn hợp 01 được sử dụng để xử lý rác thải hưu cơ nhà bếp, từ hoạt động trồng trọt của nông hộ thành phân bón hữu cơ, đồng thời được sử dụng để xử lý mùi hôi chuồng trại trong chăn nuôi nông hộ.

          Sử dụng 1-2 kg men vi sinh để xử lý 1 tấn rác thải hữu cơ hoặc phân chuồng trại thành phân bón hữu cơ. Rác thải hữu cơ được trải từng lớp, tưới nước cho ẩm, rắc đều men vi sinh lên từng lớp rác thải hữu cơ. Sử dụng bạt để đậy đống ủ. Tiến hành đảo trộn đống ủ 2 tuần/ lần, đậy bạt lại sau khi đảo trộn để tránh mất ẩm đống ủ. Quá trình ủ diễn ra trong khoảng 2-3 tháng sẽ tạo ra phân hữu cơ sinh học có thể sử dụng tốt cho cây

 trồng.

 

 

 Thực Hiện: Thu Hằng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC